Chăm sóc hoa lan Vanda nở hoa ra nhiều bông chi tiết nhất

Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Vanda nở hoa ra nhiều bông chi tiết nhất

Chăm sóc hoa lan Vanda nở hoa ra nhiều bông chi tiết nhất
Hiện nay hoa lan Vanda được trồng phổ biến ở khắp nơi do giá rẻ và dễ chăm sóc.

Đặc điểm hình thái và phân bố của hoa lan Vanda

Chăm sóc hoa lan Vanda không khó nếu biết một số yếu tố cơ bản. Có khoảng 80 loài thuần chủng các loại hoa lan Vanda được tìm thấy trong chi Vanda của hoa lan. Chúng được trồng chủ yếu ở sứ nóng ở các tỉnh miền Nam.

Hoa lan Vanda có với bộ rễ to nhiều như mạng nhện. Vì thế với bất kỳ loại chậu nào cũng không thể chứa hết được bộ rễ của nó. Trên thực tế, khi mua về chơi xong hoa, hãy gắn chúng lên cây tươi trong sân nhà. Rễ của chúng nhanh chóng bám vào vỏ của cây để lấy độ ẩm và chất dinh dưỡng. Tốt nhất nên gắn chúng vào đầu mùa mưa để không cần phải tưới nước.

Tên khoa học Vanda
Tên gọi thông thường Hoa Lan Vanda
Chi lan William Cattley
Kích thước giả hành cao 1 đến 2m, đơn thân.
Ánh sáng Ưa nắng mạnh
Loại giá thể Cục gỗ
Nước tưới Nước giếng, nước mưa
Thời gian nở hoa Từ 20 đến 30 ngày
Màu hoa Nhiều màu
Nước sản xuất Thailand ( đã lai tạo)
Phân bố thuần chủng  Chủ yếu ở Châu Mỹ
Đặc điểm hình thái và phân bố của hoa lan Vanda
Hoa lan Vanda là loài lan đơn thân không có giả hành với các lá mọc xen kẽ nhau. Những cây Vanda trưởng thành thường đẻ nhiều nhánh và sai hoa. Những nhánh này không tách ra sau vài năm thôi, chúng sẽ phát triển thành giò lan khổng lồ.

Chăm sóc hoa lan Vanda với chế độ đầy đủ, chi tiết nhất

Chăm sóc hoa lan Vanda rất dễ

Không khó như những loại lan thân thòng có mùa nghỉ với chế độ dinh dưỡng khác nhau. Với bộ rễ khủng khi bám vào chất trồng là chúng sẽ sống.

Một bụi lan Vanda xanh tốt rất tuyệt

  • Bộ xanh bóng dày sẽ cho một mùa hoa đẹp.
  • Những chậu hoa lan Vanda tươi tốt thường ra hoa với màu sắc rực rỡ quanh năm.
  • Chăm cho bộ rễ dài 2m, lá xanh cây cao 50cm, lúc không có hoa nhìn cũng thích.

Chăm sóc hoa lan Vanda tách chiết

  • Nhân giống bằng việc tách triết cây con, việc này khá thú vị với những người sưu tập. Đơn giản là đợi mầm con ra 3 cái rễ dài, cắt chúng xuống cho vào chậu khác.
  • Bằng công nghệ nuôi cấy mô. Nhà vườn thường sử dụng cây mô để tạo tính đồng loạt cũng như đủ số lượng nuôi trồng.

Mầm con và hoa Vanda mọc ra ở dưới kẽ lá, cùng chỗ đó có thể là mầm cũng có thể là hoa. Nếu vào mùa mưa thì đa số cây sẽ ra mầm, còn mùa nắng mà ít tưới thì sẽ là vòi hoa. Cũng còn phụ thuộc bạn phun phân NPK với liều lượng như thế nào. NPK 30-10-10 nhiều đạm sẽ kích thích ra chồi non. Ngược lại 6-30-30 với hàm lượng Kali cao sẽ thúc đẩy chồi hoa.

Chăm sóc hoa lan Vanda với chế độ đầy đủ, chi tiết nhất

Ảnh hưởng của ánh sáng tới sự phát triển hoa lan Vanda

Vandas yêu cầu ánh sáng mạnh và đều từ sáng tới chiều. Nhưng không thể phát triển dưới ánh nắng buổi trưa nếu không có lớp che phủ.

  • Lan Vanda được trồng ở ngoài nắng 100% ở tỉnh thành có khí hậu mát như Lâm Đồng.
  • Những vùng giáp biển có khí hậu khô nóng như Bình Thuận nên tránh ánh nắng trưa.
  • Quá nhiều ánh sáng lá sẽ nhanh già và ngắn, cây chậm phát triển.
  • Quá ít ánh sáng làm cho lá nhũn yếu, cây xanh sẫm màu.

Một điều kỳ diệu là nếu cây lan Vanda quá xanh tốt nhưng lại không ra hoa. Mang chậu lan đó ra phơi nắng tầm 10 ngày là nhú nụ dưới nách lá.

Liều lượng phân bón khuyên dùng chuyên cho hoa lan Vanda:

  • NPK 20-20-20 Phun loãng nửa tháng một lần.
  • Phân nở trộn với phân chì cho vào trong túi lọc cột vào chất trồng (không bỏ vào trong gốc làm cháy rễ, nên bỏ ra ngoài rìa chậu). 3 tháng nên cột thêm một túi phân.

Chăm sóc hoa lan Vanda bằng cách cung cấp đầy đủ lượng nước

Loài lan này không có giả hành để trữ nước. Chúng yêu cầu được tưới một ngày 2 lần.

  • Tưới vào sáng sớm và chiều mát là tốt nhất.
  • Tránh tưới vào buổi trưa với nắng gắt sẽ làm vàng lá suy cây.
  • Hạn chế tưới khi mặt trời đã lặn. Cây lan ướt sũng vào buổi tối tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.

Chăm sóc hoa lan Vanda bằng cách cung cấp đầy đủ lượng nước

Cung cấp phân bón và phòng trừ nấm bệnh cho hoa lan Vanda

Cung cấp phân bón cân bằng chất dinh dưỡng

  • Hoa lan Vanda đơn thân không đứng ngọn nên gần như chúng không có mùa nghỉ. Nên bón phân có hàm lượng cân đối cho toàn bộ các mùa trong năm.
  • Phân bón gốc nên cung cấp thường xuyên bằng cách cho vào túi lọc. Nên để xa gốc để rễ tự tìm tới.
  • Vào mùa mưa tới nên cắt giảm lượng phân phun cho cây. Vì mùa mưa phun phân rất dễ thị thối lá.
  • Khi ngồng hoa nhú 5m, bổ sung phân với hàm lượng Kali cao giúp hoa đậm màu sắc. Có thể là 6-30-30 hoặc siêu lân.

Phòng trừ nấm bệnh

Rệp sáp, muội đen, nhện đỏ thường tấn công lá của loại lan này. Dùng thuốc nhúng mùng 1cc/l, 2 tháng một lần để tiêu diêt chúng. Hoặc đơn gian hơn là dùng dầu ăn trộn với nước rửa chén để rủa trôi chúng. Pha dầu ăn với nước rửa chén theo tỉ lệ sau. 50ml dầu ăn + 50ml nước rửa chén cho 1 lít nước, lắc đều và xịt kỹ.

Vi khuẩn và nấm thường tấn công khi cây lan ẩm ướt vào mùa mưa. Dùng Physan lạnh pha với tỉ lệ 1cc/lít xịt buổi sáng sớm để tiêu diệt khuẩn.

Có nên thay chậu cho hoa lan Vanda ?

Giá thể trồng giống hoa lan Vanda là vỏ thông hoặc than củi. Chất trồng này mất trong 8 đến 10 năm phân hủy hoai mục. Mỗi năm bạn nên rửa trôi bề mặt chậu lan một lần là được không nên thay.

Còn nếu bụi lan nuôi được 7 đến 8 năm rồi giò nó to đùng?. Để nuôi được một này khổng lồ phải mất ít rất nhiều thời gian công sức chăm sóc. Bụi lan càng ngày càng to ra thì không có cái chậu nào chứa nổi cả. Nếu tách nhỏ ra trồng thì sẽ mất giá trị.

Nên gắn bụi lan vào thân cây xanh trong sân vườn như đã nói ở trên. Chậu hoa lan vừa phát triển tốt vừa tạo cảnh quan đẹp cho ngôi nhà mỗi mùa hoa tới.

Xem thêm:

Mời bạn đánh giá và góp ý cho chúng tôi cải thiện!

Rate this post

Trả lời