Lan kiều tím Yên Bái – Cách phân biệt và chăm sóc loài này một cách chi tiết nhất.

Mục lục
Một vài đặc điểm quốc tế của loài lan này
Tên khoa học | Dendrobium amabile |
Tên gọi thông thường | Kiều Tím Yên Bái |
Chi lan | Dendrobium |
Kích thước giả hành | cao 50 đến 80cm, đa thân. |
Ánh sáng | Ưa nắng mạnh |
Loại giá thể | Vỏ thông, gỗ lũa |
Nước tưới | Nước giếng, nước mưa |
Thời gian nở hoa | Từ 7 đến 12 ngày |
Màu hoa | Màu tím đậm |
Đặc trưng | Thân màu xanh |
Phân bố thuần chủng | Rừng Yên Bái |
Rất nhiều người mua dòng kiều hot này nhưng đến khi nở hoa thì tá hỏa tam tinh. Hoa nhạt màu khác khác làm sao ý nhỉ, xin thưa bạn đã bị lừa kiều miền trung rồi. Để tránh rơi vào trường hợp treo đầu dê bán thịt c.h.o’ thì nên xem cách nhận dạng chi tiết nhất.
Nhận dạng qua màu sắc thân lá
Đặc điểm thân lá tỏ ra khá hữu hiệu khi phân biệt loài bản địa này với dòng kiều kém giá trị.
- Thân lan kiều tím Yên Bái màu xanh ngả vàng.
- Cây có giả hành tròn, khác với kiều vuông.
- Dendrobium amabile có thân tròn màu xanh ngả vàng.
- Giả hành dài từ 40-100 cm, các lá mọc xen kẽ rất đều từ giữa đến đỉnh của thân.

Nhận dạng qua màu sắc búp hoa

Nhận diện qua màu sắc hoa nở
Hoa có dạng chùm lớn nở khoảng từ 7 đến 10 ngày, màu sắc tươi tắn và nổi bật. Đặc biệt dưới ánh nắng sáng chùm hoa có cảm giác rất rực rỡ, tỏa sáng. Do đặc điểm của các cây trong vùng khác nhau nên màu hoa của loại cây này có màu tím khác nhau. Hoa to mà lại tím đậm nữa thì giá trị rất cao.

Hoa lan kiều tím Yên Bái nở vào mùa hạ, cuối tháng 4 đến giữa tháng 6, mùi thơm nhẹ. Đến thời điểm cây ra nhiều vòi hoa thì chúng ta cần đặt ở nơi có nhiều nắng thì lan sẽ ra nhiều hoa, đậm màu hơn.
Trồng và chăm sóc lan kiều tím Yên Bái chi tiết
Bộ rễ của chúng phát triển rất mạnh với giả hành căng mọng có khả năng trữ được nhiều nước. Đây là loài cây chịu nắng tốt, khoảng 70-80%.
Cách trồng lan kiều tím Yên Bái bằng vỏ thông
Lan trồng trong chậu dễ trồng, rễ mọc nhanh, nhiều và tiện cho việc di chuyển.
- Bước 1: Cắt tỉa sạch sẽ rễ chết. Ngâm toàn bộ khóm lan vào dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M để kích rễ.
- Bước 2: Rửa sạch vỏ thông cho vào chậu. Chỉ rửa bằng nước sạch chứ không ngâm qua loại hóa chất nào.
- Bước 3: Cố định khóm lan vào chậu và móc treo bằng dây rút nhựa. Nên đặt khóm lan kiều tím Yên Bái vào giữa chậu để tăng tính thẩm mỹ.
- Bước 4: Treo chậu lan ra ngoài giàn lan chỗ thoáng, có nắng sáng.
- Bước 5: Tiến hành chăm sóc cho chậu lan ra rễ và đẻ mầm tơ theo công thức ở dưới.
Mình thường xử lý và ghép cây khá nhanh và đơn giản. Sau khi trồng xong, hàng ngày tưới nước toàn bộ cây vào sáng sớm. Mỗi tuần phun lại B1 hoặc Atonik để kích thích lan ra rễ tơ.

Cách trồng lan kiều tím Yên Bái bằng gỗ lũa
Giá thể thích hợp cho lan kiều tím Yên Bái phải là cây nhãn, gỗ trắc hoặc các loại gỗ cứng có vỏ dày, không mục nát. Nếu bạn có thể ngâm giá thể trong nước vôi trong khoảng một ngày trước khi ghép thì càng tốt.
Phân bón cho lan kiều tím Yên Bái
- Mùa cây sinh trưởng phun phân có hàm lượng cân bằng NPK 20-20-20. Liều lượng là 1gr/lít.
- Mùa hoa thay bằng phân NPK 6-30-30 1gr/lít đồng thời cho cây ra nắng nhiều. Với hàm lượng lân và Kali cao sẽ giúp bông hoa to, đậm màu, lâu tàn hơn.
Nếu lúc này bạn tưới nhiều nước hoặc cây thiếu ánh nắng thì lan sẽ không ra hoa mà chỉ ra mầm mới.

Xem thêm:
Mời bạn đánh giá và góp ý cho chúng tôi cải thiện!.